Chính quyền Mạc_phủ_Tokugawa

Mạc phủ và các Han (phiên)

Tướng quân Tokugawa Ieyasu

Mạc phiên thể chế (幕藩体制) là hệ thống chính trị phong kiến vào thời kỳ EdoNhật Bản. "Baku", hay "cái màn", là cách viết tắt của "bakufu", nghĩa là "chính quyền quân sự" ("Mạc phủ’’). Han ("phiên") là các lãnh địa do đại danh đứng đầu.

Các chư hầu nắm giữ đất đai được thừa kế và cung cấp quân đội cho vị chúa tể của mình. Mạc phiên thể chế chia quyền lực phong kiến giữa Mạc phủ ở Edo và các lãnh địa ở tỉnh trong toàn cõi Nhật Bản. Các tỉnh có một mức độ tự trị nhất định và được cho phép tự quản các phiên để đối lấy lòng trung thành với Chinh di Đại tướng quân, người chịu trách nhiệm quan hệ đối ngoại và an ninh quốc gia. Tướng quân và các lãnh chúa đều là đại danh: lãnh chúa phong kiến với chính quyền, chính sách và lãnh thổ riêng. Chinh di Đại tướng quân cũng là đại danh nắm quyền lực lớn nhất, cha truyền con nối thái ấp của nhà Tokugawa. Mỗi cấp chính quyền thực hiện một hệ thống thuế khóa riêng.

Mạc phủ có quyền thủ tiêu, sáp nhập và chuyển đổi các lãnh địa. Hệ thống luân phiên trình diện (sankin-kotai) yêu cầu mối đại danh phải sống ở cả các phiên của mình lẫn hiện diện ở Edo. Khi họ không ở Edo thì họ phải để lại gia đình mình làm con tin cho đến khi trở về. Tác dụng tuyệt vời của luân phiên trình diện giúp tập trung quyền lực trung ương và đảm bảo lòng trung thành với Tướng quân vì mỗi đại diện ở Edo đều vừa là con tin của Mạc phủ.

Các hậu duệ của nhà Tokugawa còn muốn đảm bảo lòng trung thành hơn nữa bằng cách nhấn mạnh vào một lòng trung thành giáo điều với Chinh di Đại tướng quân. Các đại danh Fudai là các daimyo là chư hầu của Ieyasu và con cháu của họ. Tozama, hay "người ngoài", trở thành chư hầu của Ieyasu sau trận Sekigahara. Shimpan, hay "họ hàng", là những người có quan hệ bà con với Tokugawa Hidetada. Vào đầu thời Edo, Mạc phủ xem Tozama là những người kém trung thành với mình; qua thời gian, những cuộc hôn nhân chính trị và việc hệ thống chính quyền ngày càng được củng cố ít nổi loạn hơn. Cuối cùng, các Tozama lớn của phiên Satsuma, Chōshū, Tosa và ở một mức độ ít hơn là cả Hizen nữa đã lật đổ Mạc phủ Bốn phiên này được gọi là Bốn gia tộc phía Tây hay ngắn gọn là Satchotohi.

Số lượng các han (khoảng 250) luôn dao động trong suốt thời Edo. Chúng được xếp hạng theo kích cỡ, được đo bằng số lượng koko mà mỗi phiên sản xuất ra mỗi năm. Một koku là số lượng gạo có thể nuôi sống được một người đàn ông trưởng thành trong một năm. Số lượng nhỏ nhất cho một đại danh là 10.000 koku; lớn nhất, trừ Tướng quân, là một triệu.

Tướng quân và Thiên hoàng

Bất chấp việc thiết lập Mạc phủ, Thiên hoàng ở kinh đô Kyoto vẫn là người thống trị trên danh nghĩa ở Nhật Bản. Thể chế (体制, taisei?) Nhật Bản được triều đình Kyoto giao cho gia tộc Tokugawa, cho đến khi họ giành lại quyền lực trong cuộc Minh Trị Duy Tân.

Mạc phủ bổ nhiệm một người đại diện của mình gọi là Kyoto Shoshidai (Kinh Đô Sở Tư Đại), để giải quyết công việc với Thiên hoàng, triều đình và các quý tộc ở Kyoto.

Tướng quân và ngoại thương

Chu ấn thuyền của Nhật Bản năm 1634Cổng Sakurada ở thành Edo, trung tâm quyền lực của nhà Tokugawa

Ngoại vụ và ngoại thương do Mạc phủ độc quyền, mang lại một nguồn lợi to lớn. Ngoại thương cũng được các phiên bang SatsumaĐối Mã Phủ Trung cho phép.

Chuyến viếng thăm của các con tàu Nanban từ Bồ Đào Nha ban đầu là cầu nối ngoại thương duy nhất, tiếp theo đó là người Hà Lan, Anh, và đôi khi là cả các con tàu Tây Ban Nha.

Từ năm 1600 trở đi, Nhật Bản bắt đầu tham gia một cách chủ động vào ngoại thương. Năm 1615, một đoàn sứ thần và thương nhân do Hasekura Tsunenaga dong buồm ra Thái Bình Dương đến Nueva Espana (Tân Tây Ban Nha, sau này bị Mĩ chiếm do thua trận) con thuyền buồm lớn của người Nhật San Juan Bautista. Cho đến năm 1635, Tướng quân đã cấp rất nhiều giấy phép cho các "Chu ấn thuyền" với sứ mệnh giao thương với châu Á.

Năm 1635 với sự ra đời của Luật bế quan tỏa cảng (Tỏa Quốc), chỉ các chuyến tàu hồi hương mới được phép cập bờ, từ Trung Quốc, Triều TiênHà Lan. Tuy Nhật Bản giới hạn nghiêm ngặt việc giao thương với người nước ngoài, điều này không có nghĩa là ngoại thương hoàn toàn chấm dứt. Người Nhật vẫn buôn bán với nhà Triều Tiên thông qua đảo Đối Mã, nhà Thanh qua Nam Tây Chư ĐảoHà Lan qua thương điếm Dejima (Xích Đảo), một hòn đảo nhân tạo nằm ngoài khơi cảng Nagasaki. Nhờ sự tiếp xúc với người Hà Lan, các nghiên cứu khoa học của phương Tây vẫn tiếp tục được tiếp thu trong thời kỳ này với cái tên "Lan học" (rangaku), cho phép người Nhật học hỏi và làm theo phần lớn các bước của Cách mạng khoa họcCách mạng công nghiệp.[1].